Vải chiffon là gì? Ưu nhược điểm và những ứng dụng phổ biến


Vải chiffon vốn không phải là một chất liệu quá xa lạ. Đặc biệt trong lĩnh vực thời trang khi đây là một trong những loại vải dẫn đầu xu hướng thời trang, cho ra đời nhiều bộ trang phục sang trọng và tinh tế. Ngày nay bên cạnh việc may đồng phục, chiffon còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.

Vai Chiffon
Chiffon đã cho ra đời nhiều bộ trang phục sang trọng và tinh tế

Tham khảo: Top 79+ Các loại vải thường dùng trong may mặc

Vậy chất liệu này có những đặc điểm gì nổi bật? Vì sao chúng lại được ưa chuộng trong ngành thời trang? Voan và chiffon có phải là tên gọi chung của cùng một loại vải không?

Cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Vải chiffon là gì?

Vải chiffon là loại vải thoi đơn giản với phần lưới dệt dạng bán lưới mang lại cho sản phẩm vẻ ngoài sang trọng, quyến rũ. Nhìn chung, loại vải này có vẻ ngoài khá giống với vải ren. Chỉ khác ở chỗ chiffon được thiết kế với những lỗ hổng khít hơn. Chúng thường được làm từ những sợi tơ lụa hoặc từ tơ tự nhiên, sau này được dệt bằng cotton và các loại sợi tổng hợp.

Vai Chiffon Dung De Lam Gi
Vải mang lại cho sản phẩm vẻ ngoài sang trọng, quyến rũ

Nguồn gốc của vải chiffon

Chiffon bắt nguồn từ tiếng Phát là “Chiffe” có nghĩa là vải mềm. Lụa chiffon đã có sẵn từ những năm 1700 trên khắp châu Âu và thường được sử dụng trong giới quý tộc tượng trưng cho tầng lớp giàu có và địa vị cao trong xã hội. Đến thế kỷ 19 chiffon vẫn được sản xuất chủ yêu từ chất liệu lụa nên có giá rất đắt đỏ và chủ yếu phục vụ cho tầng lớp quý tộc.

Năm 1938 đánh dấu bước ngoặt của dòng vải này. Sự ra đời của nylon đã tạo đà cho các xưởng may trên thế giới sản xuất hàng loạt các mặt hàng chiffon giá rẻ phục vụ cho mọi tầng lớp. Đặc biệt, vào năm 1958 giá thành và độ bền của nó trở nên tối ưu với chất liệu polyester.

Tinh Chat Vai Chiffon
Lụa chiffon đã có sẵn từ những năm 1700 trên khắp châu Âu

Tính chất của vải chiffon

Tính chất vật lý

  • Vải mềm, mịn, độ bóng vừa phải, có cảm giác hơi thô khi sờ vảo
  • Mỏng nhẹ, bóng trơn
  • Có thể nhìn xuyên thấy qua mặt vải

Tính chất hóa học

  • Dễ cháy, tùy vào chất liệu dệt mà thành phần tro sẽ khác nhau
  • Không tan trong nước nhưng kém bền khi bị ướt
  • Nhạy cảm với axit, kiềm và nhiệt độ
Co Nen Dung Vai Chiffon Khong
Vải mềm, mịn, độ bóng vừa phải, có cảm giác hơi thô khi sờ vảo

Ưu nhược điểm của vải chiffon

Ưu điểm

  • Vải nhẹ nhàng, bồng bềnh và mềm mịn
  • Đa dạng trong thiết kế nên rất dễ dùng
  • Không gây cảm giác khó chịu, chóng bám bụi bẩn hiệu quả
  • Độ thoáng cao, có thể sử dụng với mọi thời tiết
  • Khả năng chịu lực lớn
  • An toàn tuyệt đối với làn da

Nhược điểm

  • Độ bền thấp, khó xử lý
  • Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều thì dễ bị phai màu
  • Khi may thì khó cắt vải vì do độ mềm mỏng, bóng trơn
Vay Chiffon
Vải không gây cảm giác khó chịu, chóng bám bụi bẩn

Phân biệt giữa vải chiffon và vải voan

Vì có cùng nguồn gốc từ lụa nên chất liệu vải chiffon và vải voan rất hay bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, với 2 cách dệt khác nhau dẫn đến chúng hoàn toàn là hai loại khác nhau.

Chiffon thường mỏng và trong suốt hơn vải voan rất nhiều. Để phân biệt rõ hơn, cách dễ nhất là hãy xé vải ra. Chiffon dễ rách hơn voan. Do cấu trúc sợi vải chỉ bao gồm sợi ngang và sợi dọc được dệt lỏng nên chiffon dễ dàng bị tước sợi và rút sợi chiffon không hề khó khăn. Trong khi đó, vải voan với kết cấu chặt, khó bị xé hơn và khó bị rút sợi.

Vai Chiffon La Gi
Chiffon thường mỏng và trong suốt hơn vải voan rất nhiều

Ứng dụng của vải chiffon trong đời sống

Với độ bồng bềnh, mềm mại của chất vải được thiết kế trong mẫu chân váy xòe, đầm xòe tạo ra nét duyên dáng, kiều nữ hay những chiếc áo sơ mi thanh lịch, hợp thời trang

Các nhà thiết kế ứng dụng chất vải này trong trang phục váy cưới tạo nên sự bồng bềnh, nhẹ nhàng, uyển chuyển và lung linh, giúp cho các cô dâu nổi bật hơn trong trang phục của mình

Bên cạnh các bộ quần áo, vải chiffon còn được sử dụng trong các phụ kiện thời trang như khăn tay, khăn choàng, ruy băng,… để tạo điểm nhấn nổi bật thêm cho mình

Ngoài ra chúng còn được dùng để làm rèm sân khấu, vỏ bọc ghế, khăn trải bàn,… tạo nên sự sang trọng, thanh lịch và nổi bật hơn trong các buổi tiệc.

Ung Dung Cua Vai Chiffon
Vải chiffon được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang

Một số cách bảo quản vải chiffon

  • Không sử dụng chất tẩy, thuốc giặt tẩy
  • Không giặt vải bằng nước nóng sẽ làm cho vải mất đi độ bền
  • Khi phơi vải nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Sử dụng các chất tẩy nhẹ để tẩy vết bẩn tránh làm mất đi màu sắc của vải
  • Không để vải ở gần vật sắc nhọn, tránh tình trạng vướng, mắc làm hỏng vải
  • Tránh ngâm vải quá lâu hoặc ngâm với những chất liệu khác
  • Nên treo bằng móc gỗ hoặc móc có bọc gỗ để tránh tác động trực tiếp đến vải
Uu Diem Cua Vai Chiffon
Không để vải ở gần vật sắc nhọn, tránh tình trạng vướng, mắc làm hỏng vải

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải chiffon một cách chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn, hoặc có nhu cầu đặt may đồng phục tại Đồng Phục Nhất Tâm. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 4 cách:

Đánh dấu bài viết vào đây

Hotline: 0902.66.5857
Zalo: 0902.66.5857