Vải lụa là gì? Chúng được sử dụng trong các lĩnh vực nào?


Từ xa xưa, vải lụa đã là một chất liệu cực phẩm trong đời sống hàng ngày. Cho đến nay giá trị của chúng vẫn chưa hề bị giảm sút. Nhắc đến lụa, chúng ta có thể nghĩ ngay đến nét đẹp dịu dàng, mặn mà nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Do đó, lụa dần trở thành chất liệu được ưa chuộng hàng đầu từ may quần áo, sản xuất chăn ga gối đệm cho đến việc tạo ra các vật phẩm trang trí.

Vai Lua
Lụa đặc trưng nét đẹp dịu dàng, mặn mà nhưng cũng không kém phần sang trọng

Tham khảo: Top 79+ Các loại vải thường dùng trong may mặc

Vậy chất liệu vải này được dệt từ những loại sợi gì? Chúng có những ưu điểm gì vượt trội mà lại được ưa chuộng đến vậy? Có các loại lụa nào trên thị trường? Đặc tính mỗi loại ra sao?

Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Vải lụa là gì?

Vải lụa được dệt chủ yếu từ các loại tơ tự nhiên – là loại vải cao cấp lâu đời có bề mặt sáng mịn, mỏng nhẹ. Các sợi tơ đó được lấy từ quá trình tạo kén của các loài côn trùng như bướm, tằm, hoặc loài nhện… Loại vải tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Loại tơ quý hiếm tạo nên những thớ vải mềm mại, sang trọng.

Uu Diem Vai Lua
Vải lụa được dệt chủ yếu từ các loại tơ tự nhiên

Nguồn gốc của vải lụa

Nghề dệt lụa vốn đã xuất hiện cách đây hơn 6000 năm TCN tại Trung Quốc. Đây là chất liệu vốn chỉ dành riêng cho vui chúa, các tầng lớp quý tộc, quan lại… Dần dần chúng đã trở nên phổ biến hơn và được sử dụng bởi hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội.

Tại Việt Nam, vải lụa có nguồn gốc từ thời vua Hùng đời thứ 6. Bởi ở thời gian này, tại huyện Ba Vì nghề chăn tằm, ươm tơ đã xuất hiện. Với bề dày truyền thống lâu đời trong việc phát triển nghề dệt lụa, cho tới nay các làng nghề sản xuất lụa truyền thống của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Cach Bao Quan Vai Lua
Lụa có nguồn gốc từ thời vua Hùng đời thứ 6

Tính chất của vải lụa

Tính chất vật lý

  • Là loại vải được dệt từ sợi tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay
  • Độ co giãn ở mức tương đối
  • Bề mặt mềm, mịn, mượt
  • Khi có ánh sáng chiếu vào, người dùng sẽ quan sát thấy được sự phản chiếu óng ánh một cách tự nhiên của lụa thông qua các góc cạnh khác nhau

Tính chất hóa học

  • Khả năng giữ nước lên đến 11% trọng lượng
  • Không tan trong nước, nhưng kém bền đi 20% khi bị ướt
  • Tan trong sulphuric acid nhưng không tan trong mineral acid
  • Dễ bị sâu bộ phá hoại khi bị bẩn
  • Phân hủy sinh học
Vai Lua La Gi
Lụa là loại vải được dệt từ sợi tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay

Ưu nhược điểm của vải lụa

Ưu điểm

  • Trang phục bằng lụa vừa nhẹ, vừa bền, có màu sáng bóng tự nhiên
  • Mùa hè mặc mát, mùa đông mặc ấm
  • Tính hút ẩm của vải rất cao, nó có thể hút tới 30 – 35% hơi nước
  • Tính chịu nóng của vải cũng khá cao, khi gia nhiệt tới 110 độ C thì bề ngoài của nó không thay đổi
  • Vì được làm từ các sợi tự nhiên nên vải không bao giờ gây kích ứng da khi mặc
  • Thân thiện với môi trường

Nhược điểm

  • Giá thành cao
  • Độ co giãn ở mức tương đối
  • Dễ bị côn trùng phá hỏng
Co Nen Dung Vai Lua Khong
Trang phục bằng lụa vừa nhẹ, vừa bền, có màu sáng bóng tự nhiên

Có các loại vải lụa nào?

Vải lụa cotton

Lụa cotton có những đặc tính nổi bật như vẻ ngoài sáng bóng, khả năng chống tĩnh điện cao phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không bị nhăn khi giặt

Vải lụa tơ tằm

Là loại lụa cao cấp nhất hiện nay. Nó được ứng dụng rất nhiều trong thời trang cao cấp, đầm dạ hội, áo dài và lễ phục. Màu sắc của các sản phẩm từ lụa tơ tằm khá đơn giản, thường đơn sắc, hoa văn cũng giản dị và truyền thống

Vai Lua To Tam
Lụa tơ tằm là loại lụa cao cấp nhất hiện nay

Vải lụa gấm

Nhờ kết tinh những ưu điểm vượt trội nhất từ 2 chất liệu cao cấp là lụa và gấm, lụa gấm có đặc điểm mềm mịn, dày dặn, đa dạng màu sắc, họa tiết sang trọng, thường được sử dụng để may trang phục lễ hội, dạ tiệc hoặc sản xuất chăn gối đệm cao cấp.

Vải lụa satin

Lụa satin cũng làm bằng tơ tằm, nhưng áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợi dọc. Điều này giúp vải có độ bóng mịn đẹp hơn cùng độ bền vượt trội. Vì vậy nên giá của lụa satin cũng cao hơn hẳn so với các loại vải khác

Vai Lua Satin
Lụa satin có độ bóng mịn đẹp hơn cùng độ bền vượt trội

Vải lụa cát

Là loại vải mềm, mỏng, rũ, lụa cát được ứng dụng phổ biến trong may các trang phục áo dài. Điểm đặc biệt tạo nên cái tên lụa cát chính là từ bề mặt vải hơi nhám. Khi cọ nhẹ vào nhau có cảm giác tựa như những hạt cát được chuyển động

Ứng dụng của vải lụa trong đời sống

Những trang phục được may từ vải lụa cao cấp vô cùng giá trị và có độ bền khá cao. Hơn nữa khả năng thấm hút mồ hôi của nó cực tốt nhất là vào những ngày thời tiết oi bức. Còn vào mùa đông mặc trang phục bằng lụa tơ tằm cũng có tác dụng giữ ấm khá tốt.

Ngoài ra lụa còn được dùng làm đồ nội thất trang trí cực kì bắt mắt như rèm cửa, màn che. Bên cạnh đó sản xuất chăn ga gối đệm cũng thường xuyên sử dụng chất liệu vải tơ tằm.

Bên cạnh đó, lụa còn được dùng trong các ngành quốc phòng và y học. Sử dụng lụa để làm lớp cách điện, bọc dây của các máy phát điện, lót bao lớp máy bay, dệt vải dù, áo chống độc, bao đựng thuốc nổ, làm chỉ khâu cho các bác sĩ mổ sẻ

Ung Dung Vai Lua
Trang phục lụa cao cấp vô cùng giá trị và có độ bền khá cao

Những cách bảo quản vải lụa đúng nhất

  • Chỉ cần sử dụng xà phòng tắm hoặc dầu gội để làm sạch lụa để tránh làm biến dạng hoặc thay đổi cấu trúc vải
  • Lụa có màu sắc sặc sỡ sẽ rất dễ ra màu. Do đó, bạn nên giặt riêng đồ trắng và đồ màu để tránh bị lem màu nhé
  • Hãy giặt thật nhẹ tay, tránh ngâm quá lâu và không vắt quá mạnh
  • Hãy nhỏ thêm vài giọt giấm vào nước xả cuối sẽ giúp màu được giữ lâu hơn
  • Không được phơi các sản phẩm từ lụa tự nhiên ngoài ánh nắng trực tiếp, nắng sẽ làm các sợi lụa giòn và dễ gãy.
  • Vải lụa tự nhiên khá mỏng. Do đó, bạn nên ủi đồ bằng bàn ủi hơi nước hoặc chỉ ủi khi đồ còn ẩm. Lưu ý chỉ nên ủi ở mặt trái của sản phẩm.
Vai Lua Dep
Lụa có màu sắc sặc sỡ sẽ rất dễ ra màu

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải lụa một cách chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn, hoặc có nhu cầu đặt may đồng phục tại Đồng Phục Nhất Tâm. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 4 cách:

Đánh dấu bài viết vào đây

Hotline: 0902.66.5857
Zalo: 0902.66.5857