Bên cạnh những cái tên “sừng sỏ” như thun cotton, thun cá sấu, thun poly… thì vải thun lạnh cũng là một chất liệu vải được rất nhiều khách hàng ưa chuộng để may đồng phục. Đặc biệt là các mẫu áo team building cho dân công sở, áo nhóm, áo lớp, áo thể thao…
Tham khảo: Những vấn đề quan tâm của khách hàng khi đặt áo thun đồng phục – tránh tiền mất tật mang
Vậy bạn đã hiểu rõ về chất liệu này chưa? Vì sao chúng được gọi là thun lạnh? Liệu mặc vào có mát lạnh đúng như tên gọi hay không?
Hãy cùng giải đáp những thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
Vải thun lạnh là gì?
Vải thun lạnh (Cold spandex) là cụm từ dùng để chỉ chất liệu vải có thành phần 100% từ sợi PE. Có pha thêm sợi Spandex ở mức từ 3 – 5% giúp vải tăng sự co giãn và mềm mịn. Vải được dệt bằng phương pháp dệt thoi (hoặc dệt kim) tương tự như các chất liệu vải thun trơn khác. Đây là kiểu dệt đơn giản, phổ biển tạo ra chỉ 1 mặt trái và 1 mặt phải.
Tính chất của vải thun lạnh
Tính chất vật lý
Vải rất ít nhăn dù cho bị vò mạnh. Không thấm nước hoặc thấm nước rất kém, do đó khả năng hút ẩm không cao. Bề mặt mát lạnh, sáng mịn, có ánh nhẹ và đều màu (không có chỗ sáng chỗ tối)
Tính chất hóa học
Vải không tan trong nước, rất nhanh khô khi bị ướt. Khả năng bắt lửa kém, chỉ cháy khi cận kề ngọn lửa và tắt khi ngọn lửa đi xa. Khi cháy nghe mùi nhựa, tro vón thành cục không bóp tan được.
Ưu nhược điểm của vải thun lạnh
Ưu điểm
- Mềm mịn, trơn láng, cảm giác mát lạnh khi sờ vào bề mặt
- Khả năng chống bám bẩn tốt nên rất dễ giặt giũ
- Không nhăn, không xù lông
- Màu sắc đa dạng, tươi sáng
- Giá thành rẻ
Nhược điểm
- Khả năng thấm hút mồ hôi không quá tốt
- Độ co giãn không quá nổi bật
- Dễ hư hỏng nếu tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao
Mặc áo làm từ vải thun lạnh có lạnh như bạn nghĩ?
Ngay từ cái tên, vải thun lạnh cho ta cảm giác khi mặc vào sẽ rất mát mẻ và thoải mái. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy.
Với thành phần chủ yếu từ sợi PE, cảm giác mát lạnh chỉ mang lại khi chúng ta mặc áo ở những nơi có thời tiết mát mẻ. Vì khi trời nóng, khả năng thấm hút mồ hôi kém của vải sẽ khiến mồ hôi bị giữ lại trên cơ thể, gây ra cảm giác hơi nóng bức và ngột ngạt.
Do đó áo được may từ chất liệu này thường khá mỏng, nhẹ nhằm giảm đi những nhược điểm vốn có trên vải. Chúng thường được ứng dụng để may đồng phục vải thun lạnh thể thao, những nơi có môi trường làm việc mát mẻ, hoặc các loại áo oversize, áo ba lỗ, váy chống nắng, áo khoác… vì khả năng chống thấm nước hoàn hảo.
Có các loại vải thun lạnh nào?
Hiện nay có 2 loại chất liệu vải thun lạnh phổ biến trên thị trường, đó là:
- Vải thun lạnh 2 chiều: là loại vải chỉ có thể kéo giãn được theo chiều ngang. Chúng có giá thành rẻ, form đẹp, bền bỉ, ít bị chảy xệ sau thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên vải lại có khả năng co giãn thấp hơn và dễ nhăn hơn so với vải 4 chiều.
- Vải thun lạnh co giãn 4 chiều: có khả năng kéo giãn theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Do đó khả năng co giãn của chúng là rất cao, lại mềm mại, mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên chúng lại có giá thành cao, lại dễ bị chảy xệ sau thời gian dài sử dụng
Cách nhận biết vải thun lạnh
Dựa vào các giác quan
Khi chạm tay vào vải ta có thể cảm nhận sự mềm mại, mướt tay. Bề mặt sáng và có ánh nhẹ. Khi vò mạnh, vải sẽ nhăn rất ít và nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu. Ngoài ra chúng ta còn có thể quan sát độ đều màu của vải khi mang vải ra ngoài ánh sáng mặt trời.
Dựa vào nhiệt độ
Vải cháy rất kém và sẽ tắt ngay khi đưa ra xa ngọn lửa. Tro sẽ bị vón thành cục không bóp tan được. Ngoài ra chúng còn có mùi khen khét của nhựa.
Dựa vào tính thấm nước
Khả năng thấm nước của vải rất tệ. Bạn chỉ cần đổ nước trực tiếp lên vải, quan sát thấy nước thấm rất chậm, khi thấm sẽ chỉ ướt 1 mặt thì đó chính là vải thun lạnh.
Cách bảo quản vải thun lạnh
Để có thể sử dụng được lâu dài, tiết kiệm thời gian và công sức đặt đi đặt lại nhiều lần. Chúng ta cần phải hiểu rõ những phương pháp bảo quản phù hợp nhất.
- Vải rất nhạy cảm với nhiệt độ nên hãy phơi áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Ngoài ra khi ủi cũng không nên lựa chọn mức nhiệt độ cao.
- Hạn chế vắt áo quá mạnh sau khi giặt xong, thay vào đó hãy gấp lại và ấn cho khô nước. Điều này sẽ giúp áo tránh bị chảy xệ
- Không nên giặt chung áo màu và áo trắng ở những lần giặt đầu tiên
- Không đặt áo ở những nơi ẩm ướt sẽ giúp áo tránh được nấm mốc, mùi hôi
Xưởng may đồng phục vải thun lạnh uy tín
Đồng Phục Nhất Tâm là địa chỉ chuyên tư vấn, thiết kế và sản xuất đồng phục vải thun lạnh cao cấp, vải thun lạnh thái tại Tphcm. Ngoài ra chúng tôi còn nhận may đồng phục từ rất nhiều chất liệu vải khác. Đảm bảo sản phẩm làm ra luôn an toàn, bền đẹp với mức chi phí tiếp kiệm nhất.
- Tư vấn tận tình, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được chất liệu phù hợp với nhu cầu và ngân sách
- Nhận may đồng phục gấp trong vòng 24h
- Chất liệu vải và mực in cao cấp. Nói không với hàng giả, hàng chợ
- Thành gian sản xuất nhanh chóng
- Giá thành luôn cạnh tranh
- Giao hàng miễn phí tận nơi trên toàn quốc
- Đổi trả, bảo hành uy tín cho các sản phẩm có lỗi do NSX
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải thun lạnh một cách chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn, hoặc có nhu cầu đặt may những sản phẩm áo thun lạnh ở Đồng Phục Nhất Tâm. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 4 cách:
- Địa chỉ: 33E Hà Bá Tường, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0902 66 5857 – 0909 772 860
- Fanpage: https://www.facebook.com/dongphucnhattam
- Email: info@dongphucnhattam.com